Thứ hai, 05/06/2017, 07:43 GMT+7
2282 lượt xem
Chia sẻ:

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025

Số hiệu
03
Loại file
Ngày ban hành
04/06/2017
Kích thước
Ngày 12/8/2011, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1928/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Theo đó, Quyết định có những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Quan điểm phát triển:

- Phát triển bền vững: Phát triển du lịch Quảng Bình luôn phải đặt trên quan điểm phát triển bền vững, cân bằng giữa lợi ích kinh tế và các mục tiêu văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng mà du lịch đảm nhận.

- Phát triển toàn diện: Phát triển du lịch trên cơ sở phải xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến các ngành, lĩnh vực mang những nội dung văn hóa sâu sắc và đặt trong mối liên hệ với sự phát triển của du lịch Bắc Trung Bộ, du lịch cả nước và rộng hơn là khu vực ASEAN.

- Khai thác tiềm năng: Trên cơ sở các tiềm năng và lợi thế của tỉnh, khai thác có hiệu quả các nguồn lực về tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn để phát triển các loại hình sản phẩm du lịch đáp ứng xu hướng và nhu cầu của thế giới.

- Tận dụng cơ hội: Tận dụng những cơ hội mới của xu hướng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam và khu vực để tạo thành những động lực thúc đẩy du lịch phát triển.

2. Mục tiêu:

2.1. Mục tiêu chung:

- Đưa Quảng Bình trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh.

- Tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng GDP du lịch dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân cư, tăng nguồn thu ngân sách; tạo tiền đề cho các ngành kinh tế khác phát triển.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

Phấn đấu đạt được các mục tiêu:

- Số lượng khách du lịch tăng trưởng từ 11 - 12%/năm, đến năm 2020 đón được hơn 2,2 triệu lượt khách.

- Chuyển dịch cơ cấu khách du lịch, trong đó, tăng dần tỷ trọng khách quốc tế đạt 8 - 10% vào năm 2020.

- Thu nhập du lịch đạt hơn 2.000 tỷ đồng vào năm 2020, tốc độ tăng trưởng đạt trên 20%/năm.

- Tỷ trọng đóng góp của du lịch vào GDP của tỉnh đạt xấp xỉ 2% vào năm 2020.

3. Các chỉ tiêu cụ thể:

3.1. Khách du lịch:

Dự báo khách du lịch đến năm 2025:

- Năm 2015, đón gần 1,3 triệu khách, trong đó có 37 ngàn khách quốc tế. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011 - 2015 đạt 10,1%/năm.

- Năm 2020, đón gần 2,2 triệu khách, trong đó có 74 ngàn khách quốc tế. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2020 đạt 11,1%/năm.

- Năm 2025, đón gần 3,9 triệu khách, trong đó có 162,0 ngàn khách quốc tế. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021 - 2025 đạt 12,2%/năm

Tỷ trọng khách quốc tế tăng dần từ 5,9% (năm 2015) lên 8,0% (năm 2020) và 10,1% (năm 2025).

3.2. Thu nhập và GDP (giá trị gia tăng) du lịch:

Dự báo thu nhập du lịch đến năm 2025

- Năm 2015 đạt 46,40 triệu USD, tương đương 905,00 tỷ đồng

- Năm 2020 đạt 111,10 triệu  USD, tương đương 2.166,00 tỷ đồng

- Năm 2025 đạt 273,30 triệu USD, tương đương 5.329,00 tỷ đồng

Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 19,1%/năm (giai đoạn 2016 - 2020) và 19,7%/năm (giai đoạn 2021 - 2025).

3.3. Nhu cầu lao động:

Dự báo nhu cầu lao động đến năm 2025: 

- Năm 2015 nhu cầu  21.400 lao động, trong đó có 6.700 lao động trực tiếp.

- Năm 2020 nhu cầu  41.900 lao động, trong đó có 13.100 lao động trực tiếp.

- Năm 2025 nhu cầu  91.500 lao động, trong đó có 28.600 lao động trực tiếp.

3.4. Nhu cầu buồng:

Dự báo nhu cầu buồng lưu trú đến 2025:

- Năm 2015 nhu cầu buồng lưu trú là 3.950 buồng.

- Năm 2020 nhu cầu buồng lưu trú là 7.730 buồng.

- Năm 2025 nhu cầu buồng lưu trú là 16.850 buồng.

Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,4%/năm (giai đoạn 2016 - 2020) và 16,9%/năm (giai đoạn 2021 - 2025).

3.5. Nhu cầu vốn đầu tư và tỷ trọng đóng góp của du lịch vào GDP:

Dự báo tỷ trọng đóng góp của du lịch trong GDP đến năm 2025:

- Năm 2015 GTGT của ngành du lịch đạt 32,48 triệu USD, chiếm tỷ trọng 1,9% GDP của tỉnh.

- Năm 2020 GTGT của ngành du lịch đạt 77,77 triệu USD, chiếm tỷ trọng 1,9% GDP  của tỉnh.

- Năm 2025 GTGT của ngành du lịch đạt 191,31 triệu USD, chiếm tỷ trọng 2,0% GDP  của tỉnh.

Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2011 - 2015 là 105,51 triệu USD, giai đoạn 2016 - 2020 là 181,16 triệu USD và giai đoạn 2021 - 2025 là 454,16 triệu USD.

4. Định hướng phát triển thị trường:

4.1. Thị trường nước ngoài:

- Thị trường các nước khu vực ASEAN.

- Thị trường Hàn Quốc.

- Thị trường Nhật Bản.

- Thị trường Trung Quốc.

- Thị trường các nước trong khối EU.

- Thị trường khu vực Bắc Mỹ, đặc biệt là thị trường Mỹ.

- Thị trường Nga và Đông Âu.

4.2. Thị trường trong nước:

- Thị trường Bắc Bộ, đặc biệt là Hà Nội.

- Thị trường các đô thị khu vực miền Trung.

- Thị trường khách du lịch từ TP. Hồ Chí Minh và các đô thị lớn phía Nam.

5. Phát triển các sản phẩm du lịch:

5.1. Sản phẩm đặc thù:

5.1.1. Du lịch gắn với Di sản thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng: Được phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị độc đáo và hấp dẫn của khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bàng với các sản phẩm chính:

- Tham quan hệ thống hang động.

- Tham quan cảnh quan Vườn Quốc gia theo các tuyến đi bộ.

- Tham quan hệ thống di tích lịch sử cách mạng.

- Du lịch sinh thái với các hoạt động chính: Du ngoạn trên sông, nghiên cứu sinh thái, dã ngoại...

- Du lịch văn hóa tộc người.

- Du lịch mạo hiểm, khám phá.

5.1.2. Du lịch gắn với biển: Được phát triển trên cơ sở khai thác hệ thống tài nguyên du lịch biển trải dài theo dọc bờ biển của tỉnh bao gồm các sản phẩm chính:

- Du lịch biển: Tắm biển, thể thao nước...

- Du lịch nghỉ dưỡng biển: Tại các khu nghỉ dưỡng.

- Du lịch văn hóa gắn với các làng chài, các vùng biển...

5.2. Các sản phẩm du lịch quan trọng:

5.2.1. Du lịch gắn với thương mại cửa khẩu:

- Du lịch mua sắm.

- Du lịch caravan.

- Du lịch vui chơi giải trí cao cấp…

5.2.2. Du lịch sinh thái và mạo hiểm với các sản phẩm chính:

- Tham quan hang động.

- Khám phá các dòng sông.

- Khám phá đầm phá Hạc Hải

- Du lịch sinh thái.

- Đi bộ, leo núi...

5.2.3. Du lịch văn hóa lịch sử: Với các sản phẩm chính:

- Tham quan di tích lịch sử.

- Tham quan hệ thống di tích cách mạng.

- Các chuyến du khảo lịch sử, hoài niệm chiến trường xưa.

- Du lịch theo tuyến đường Hồ Chí Minh.

5.2.4. Du lịch văn hóa gồm các sản phẩm chính:

- Du khảo văn hóa truyền thống: Ca trù, ẩm thực...

- Du lịch gắn với tìm hiểu danh nhân lịch sử.

5.2.5. Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh:

- Du lịch nghỉ dưỡng nước khoáng nóng.

- Du lịch nghỉ dưỡng sinh thái rừng.

5.2.6. Du lịch MICE (hội nghị, hội thảo) với các sản phẩm:

- Các sự kiện du lịch lớn mang tầm vóc quốc gia và quốc tế.

6. Tổ chức không gian lãnh thổ du lịch:

6.1. Các không gian phát triển du lịch chính:

6.1.1. Không gian phía Tây: Tập trung chủ yếu ở khu vực ba huyện Bố Trạch, Minh Hóa và Quảng Ninh với các loại hình du lịch chính, đặc trưng gồm:

- Du lịch gắn với di sản thế giới.

- Du lịch văn hóa - lịch sử.

- Du lịch sinh thái.

- Du lịch văn hóa tộc người.

6.1.2. Không gian phía Đông: Tập trung ở khu vực dãi bờ biển từ Quảng Trạch đến TP Đồng Hới với các loại hình du lịch chính, đặc trưng gồm:

- Du lịch gắn với biển.

- Du lịch văn hóa - lịch sử.

- Du lịch đô thị và vui chơi giải trí.

6.1.3. Không gian phía Nam: Tập trung ở khu vực huyện Lệ Thủy và một phần huyện Quảng Ninh với các loại hình du lịch chính, đặc trưng cho không gian bao gồm:

- Du lịch gắn với danh nhân (tìm hiểu về các danh nhân).

- Du lịch nghỉ dưỡng nước khoáng.

- Du lịch văn hóa - lịch sử.

- Du lịch văn hóa tộc người.

6.2. Các trung tâm du lịch:

- Trung tâm du lịch TP. Đồng Hới.

- Trung tâm du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng.

- Trung tâm du lịch Nam Quảng Bình.

- Trung tâm du lịch Bắc Quảng Bình.

6.3. Hệ thống các điểm du lịch:

Các khu điểm du lịch quốc gia:

6.3.1. Khu du lịch quốc gia của Quảng Bình là Phong Nha Kẻ Bàng. Đây không chỉ là khu du lịch động lực của Quảng Bình mà còn là điểm đầu trên tuyến Hành trình Di sản thế giới miền Trung.

6.3.2. Các điểm du lịch quan trọng:

(1) Các điểm du lịch sinh thái:

- Bãi tắm Đá Nhảy.

- Bãi biển Nhật Lệ - Quang Phú.

- Làng biển Cảnh Dương.

- Khu du lịch suối nước khoáng nóng Bang.

- Đầm phá Hạc Hải.

(2) Các điểm di tích lịch sử cách mạng:

- Hang Tám Thanh niên xung phong.

- Điểm du lịch Cha Lo - Cổng Trời.

- Điểm du lịch Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

- Phà Long Đại.

(3) Các điểm di tích lịch sử, cảnh quan:

- Đền thờ công chúa Liễu Hạnh.

- Chùa Non - núi Thần Đinh - Rào Đá.

- Đèo Lý Hòa.

- Đền thờ và Lăng mộ Thượng Đẳng Thần Nguyễn Hữu Cảnh.

- Khu lưu niệm Hoàng Hối Khanh.

- Đền thờ Đề đốc Lê Trực.

(4) Các điểm du lịch văn hóa tộc người:

- Bản dân tộc Vân Kiều.

- Bản tộc người Arem.

- Bản tộc người Rục.

- Giáo phường ca trù Đông Dương (Quảng Trạch).

6.4. Hệ thống các tuyến du lịch:

(1) Tuyến du lịch theo hành lang Đông Tây:

- Tuyến Cha Lo - Phong Nha - Đồng Hới.

- Tuyến Lao Bảo - Đông Hà - Đồng Hới.

(2) Tuyến du lịch theo Quốc lộ 1A : Tuyến du lịch Con đường di sản miền Trung.

(3) Tuyến du lịch theo đường Hồ Chí Minh: Tuyến du lịch hệ thống đường Hồ Chí Minh huyền thoại.

(4) Tuyến du lịch đường biển: Là tuyến kết nối các cảng biển của Quảng Bình trong đó Cảng Hòn La là cửa ngõ chính. Tuyến đường biển sẽ kết nối Quảng Bình với Quảng Ninh (Hạ Long), Hải Phòng ở phía Bắc, Đà Nẵng, Nha Trang… ở phía Nam

(5) Các tuyến du lịch nội tỉnh:

- Tuyến du lịch Đồng Hới - Phong Nha - Hang Tám Thanh niên xung phong - Đồng Hới.

- Tuyến du lịch Đồng Hới - Phong Nha - Vực Quành - Đồng Hới.

- Tuyến du lịch Đồng Hới - Đá Nhảy - Đèo Ngang - Đồng Hới.

- Tuyến du lịch Đồng Hới - Bang - Đồng Hới.

6.5. Hệ thống các công trình cơ sở vật chất du lịch:

6.5.1. Hệ thống cơ sở lưu trú:

- Các trung tâm du lịch gắn liền với đô thị Đồng Hới, Khu Di sản thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng và các khu vực có tiềm năng khác như Suối nước khoáng nóng Bang, các khu vực ven biển: Tập trung phát triển hệ thống khách sạn cao cấp từ 4 - 5 sao và các khu nghỉ dưỡng sang trọng.

- Các khu vực khác phát triển các loại hình khách sạn từ 1 - 3 sao và các loại hình cơ sở lưu trú khác.

6.5.2. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật khác:

- Phát triển hệ thống các cơ sở vật chất phục vụ du lịch MICE như nhà hàng, trung tâm hội nghị, hội thảo, triển lãm... tại khu vực Đồng Hới.

- Phát triển hệ thống cơ sở vui chơi giải trí tại các khu vực đô thị lớn như Đồng Hới, các khu vực ven biển.

- Phát triển hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị và khu ẩm thực tại khu vực Đồng Hới và khu vực cửa khẩu Cha Lo... phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch.

7. Đầu tư du lịch:

7.1. Lĩnh vực ưu tiên đầu tư:

(1) Đầu tư vào lĩnh vực hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển du lịch.

(2) Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở lưu trú và công trình phục vụ du lịch.

(3) Đầu tư xây dựng các loại hình du lịch và các cơ sở vui chơi giải trí.

(4) Đầu tư tu bổ, tôn tạo và bảo vệ các di tích văn hóa - lịch sử và khôi phục phát triển các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch.

(5) Đầu tư vào các lĩnh vực khác mang tính chất hỗ trợ phát triển.

- Đào tạo nguồn nhân lực.

- Quảng bá tuyên truyền và xúc tiến.

7.2. Các dự án ưu tiên đầu tư:

Các dự án ưu tiên đầu tư phát triển du lịch của Quảng Bình với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 538,00 tr.USD, trong đó:

- Giai đoạn 2011 - 2020:                                        292,00 tr.USD

- Giai đoạn 2021 - 2025:                                        249,00 tr.USD

Tập trung vào các lĩnh vực

- Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch:            102,50 tr.USD

- Đầu tư xây dựng khu du lịch:                                290,00 tr.USD

- Phát triển du lịch cộng đồng:                                  15,00 tr.USD

- Quảng bá tuyên truyền và xúc tiến du lịch:               22,00 tr.USD

- Bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hóa, cách mạng: 123,50 tr.USD

7.3. Các nguồn vốn đầu tư:

7.3.1. Vốn ngân sách Nhà nước dành cho đầu tư các hệ thống hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, các dự án tu bổ tôn tạo di tích,  chiếm tỷ lệ: 25,00%, trong đó

- Ngân sách Trung ương: 10,00%

- Ngân sách địa phương:  15,00%

7.3.2. Nguồn vốn ngoài ngân sách là nguồn vốn chính đầu tư phát triển du lịch Quảng Bình chiếm tỷ lệ: 75,00%, trong đó

- Vốn tích luỹ của các doanh nghiệp du lịch: 20,00%

- Vốn vay ngân hàng và các nguồn khác:     20,00%

- Vốn đầu tư tư nhân:                                10,00%

- Vốn đầu tư FDI nước ngoài chiếm tỷ lệ:     20,00%

- Các nguồn vốn khác chiếm tỷ lệ:                5,00%

 

Chia sẻ:
Ý kiến bạn đọc
Hotline
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.