, 05/06/2017, 09:37 GMT+7
2445
:

Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

01
04/06/2017
Ngày 28/9/2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2988/QĐ-UBND về phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, Quy hoạch có những nội dung như sau:
 

1. Quan điểm và mục tiêu quy hoạch:

1.1. Quan điểm:

- Quy hoạch chi tiết vận tải hành khách bằng xe taxi bảo đảm nguyên tắc phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển giao thông vận tải của tỉnh.

- Tạo ra một lực lượng vận tải taxi hiện đại, tiện nghi, có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trong tỉnh với độ tin cậy cao, chất lượng phục vụ ở mức tốt nhất có thể hỗ trợ thay thế xe đạp, xe máy và các phương tiện cá nhân khác.

- Tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vận tải hành khách bằng xe taxi trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh.

1.2. Mục tiêu:

- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe taxi, kiểm soát được tình hình hoạt động và sự gia tăng về số lượng phương tiện, chất lượng dịch vụ, phạm vi hoạt động, quản lý bến bãi, doanh nghiệp vận tải hành khách bằng taxi có quy mô phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Đảm bảo kết nối với các loại hình vận tải hành khách khác; khai thác có hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, tạo động lực phát triển mạnh mẽ ngành du lịch, dịch vụ và phát triển đô thị.

- Nâng cao năng lực quản lý điều hành; đề xuất, xây dựng các giải pháp quản lý hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe taxi có quy mô phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. 

2. Nội dung quy hoạch:

2.1. Định hướng quy hoạch phát triển số lượng xe taxi:

Căn cứ vào Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, dự báo mức tăng trưởng kinh tế từng vùng, từng địa phương, dự kiến tăng bình quân hàng năm về số lượng xe taxi từ năm 2016 đến năm 2030 trên nguyên tắc cung cầu của thị trường, quy hoạch gồm 2 giai đoạn, như sau:

- Giai đoạn 1 (từ năm 2016 đến hết 2020): Vận tải hành khách bằng xe taxi cần phải đảm nhận thị phần từ 3÷4% nhu cầu đi lại của người dân địa phương và khoảng 30÷40% nhu cầu đi lại của khách du lịch; dự kiến số lượng xe tăng 76 chiếc; đến 2020 số lượng xe taxi khoảng 455 chiếc.

- Giai đoạn 2 (từ năm 2021 đến hết 2030): Cùng với sự phát triển của các loại hình giao thông vận tải khác, đặc biệt là vận tải hành khách khối lượng lớn như xe buýt, tàu điện…, vận tải hành khách bằng xe taxi sẽ phát triển bão hòa, đảm nhận thị phần từ 4÷5,5% nhu cầu đi lại của người dân địa phương và khoảng 30÷45% nhu cầu đi lại của khách du lịch; dự báo đến năm 2030 số lượng xe khoảng 780 chiếc.

Bảng 1: Số lượng xe taxi cần thiết theo từng giai đoạn (xe)

TT

Khu vực

Năm 2016

Dự kiến năm 2020

Dự kiến năm 2030

 

Quảng Bình

379

455

780

1

Đồng Hới

267

300

460

2

Ba Đồn

38

50

100

3

Minh Hóa

-

10

20

4

Tuyên Hóa

8

10

20

5

Quảng Trạch

-

15

40

6

Bố Trạch

30

30

60

7

Quảng Ninh

20

20

40

8

Lệ Thủy

16

20

40

2.2. Định hướng quy hoạch điểm đỗ xe taxi:

Trên cơ sở quy hoạch phát triển số lượng xe taxi theo các kịch bản. Dự báo diện tích bãi đỗ xe yêu cầu theo từng giai đoạn như sau.

Bảng 2: Diện tích bãi đỗ cần thiết cho taxi (m2)

TT

Khu vực

Năm 2016

Dự kiến năm 2020

Dự kiến năm 2030

 

Quảng Bình

5.079

6.097

10.452

1

Đồng Hới

3.578

4.020

6.164

2

Ba Đồn

509

670

1.340

3

Minh Hóa

-

134

268

4

Tuyên Hóa

107

134

268

5

Quảng Trạch

-

201

536

6

Bố Trạch

402

402

804

7

Quảng Ninh

268

268

536

8

Lệ Thủy

214

268

536

- Quy hoạch bãi đỗ, các điểm dừng của xe taxi dựa theo Quy hoạch hệ thống bến xe khách, quy hoạch hệ thống trạm dừng nghỉ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Sử dụng một phần cơ sở hạ tầng của hệ thống bến xe khách, ga đường sắt, cảng hàng không, cảng biển hiện có để bố trí nơi đỗ xe taxi. Đối với các bến xe khách đang được đầu tư xây dựng, cần quy hoạch thêm một khu vực để làm điểm đón trả khách dành cho xe taxi nhằm đảm bảo kết nối vào hệ thống giao thông một cách hợp lý, thông suốt.

- Tiếp tục khảo sát để bố trí điểm dừng, đỗ cho xe taxi trên một số tuyến đường đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, quản lý đô thị để kẻ vạch, cắm biển dừng đỗ cho xe taxi thuận lợi trong việc đón trả khách.

- Bên cạnh việc đầu tư phát triển các điểm đỗ xe taxi công cộng do cơ quan nhà nước quy định và tổ chức quản lý, sẽ khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp xây dựng các điểm đỗ xe taxi do doanh nghiệp tự tổ chức và quản lý.

3. Các giải pháp thực hiện quy hoạch:

3.1. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực vận tải hành khách bằng xe taxi:

- Củng cố, kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước và tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, địa phương trong công tác quản lý vận tải hành khách bằng xe taxi.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kết nối giữa các cơ quan quản lý, đơn vị vận tải và hành khách.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm; giám sát thực hiện nghiêm các quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi; kê khai, niêm yết giá vé; kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình hoạt động trên tuyến; xây dựng chế độ hậu kiểm sau khi cấp phép với doanh nghiệp về phương tiện và nhân lực theo định kỳ; triển khai xử lý các vi phạm (về tốc độ, về dừng, đỗ đón trả khách, phóng nhanh, vượt ẩu...) thông qua thiết bị giám sát hành trình và trên thực địa.

3.2. Đẩy mạnh đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông:

- Ưu tiên bố trí quỹ đất, đẩy mạnh đầu tư xây dựng hệ thống bến xe, điểm đón, trả khách theo quy hoạch được phê duyệt để hỗ trợ người dân thuận tiện tiếp cận và tăng cường kết nối với các phương thức vận tải khác.

- Tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư xã hội hóa cũng như nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh.

3.3. Tăng cường, nâng cao chất lượng dịch vụ:

- Thực hiện việc lựa chọn đơn vị tham gia khai thác căn cứ vào chất lượng, quy mô đơn vị vận tải và lưu lượng vận tải trên tuyến.

- Nghiên cứu ban hành quy định về xếp loại đơn vị kinh doanh vận tải và quy định phạm vi hoạt động đối với từng loại đơn vị để hạn chế và loại bỏ dần các đơn vị yếu kém, chất lượng dịch vụ thấp.

- Các đơn vị tham gia phải ký cam kết chất lượng dịch vụ vận tải, công khai các chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ và thiết lập hệ thống thông tin phản hồi giữa cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

3.4. Tăng cường quản lý, hỗ trợ nâng cao chất lượng đối với đơn vị tham gia:

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã) tham gia kinh doanh vận tải và dịch vụ vận tải một cách bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh theo pháp luật.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi (nếu có).

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được thuê, mua đất dài hạn sử dụng vào mục đích làm bãi đỗ xe, trụ sở.

- Khuyến khích các đơn vị xây dựng thương hiệu doanh nghiệp theo hướng an toàn - văn minh - lịch sự.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới phương tiện vận tải theo hướng sử dụng công nghệ hiện đại, bảo vệ môi trường.

- Hỗ trợ tổ chức các khóa đào tạo nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng quản lý điều hành vận tải, giảm chi phí, xây dựng mức giá vé hợp lý.

- Kịp thời khen thưởng, tuyên dương đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện tốt.

3.5. Giải pháp về thông tin truyền thông:

- Công bố, niêm yết công khai Quy hoạch trên trang web của Sở Giao thông Vận tải để các đơn vị kinh doanh vận tải biết và thực hiện.

- Công bố, niêm yết công khai danh sách các doanh nghiệp đang kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn.

:
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.