Friday, 10/01/2020, 02:56 GMT+7
2005
:

Tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia năm 2020

Quảng Bình là tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, có chung đường biên giới tiếp giáp nước CHDCND Lào, diện tích tự nhiên 8.065 km2, dân số hơn 86 vạn người. Với lợi thế nằm trên nhiều trục giao thông quan trọng gồm Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh với 02 nhánh Tây - Đông, đường sắt Bắc - Nam, Quốc lộ 12A và Tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông sang Tây, có cảng biển nước sâu Hòn La cho tàu 03 - 05 vạn tấn ra, vào; trên tuyến biên giới có Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và Cửa khẩu phụ Cà Roòng rất thuận lợi cho việc mua bán, trao đổi hàng hóa và đi lại của người dân, phương tiện qua lại ở khu vực biên giới. Cùng với đó, cơ sở hạ tầng cửa khẩu, hạ tầng thương mại được tỉnh quan tâm đầu tư, nâng cấp, vì vậy hoạt động xuất nhập khẩu qua các cặp cửa khẩu đạt được những kết quả quan trọng. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh hiện có 02 Khu kinh tế là Khu kinh tế Hòn La và Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo là đầu mối trung chuyển, trung tâm xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ khu vực Trung Lào, Đông Bắc Thái Lan và Tiểu vùng sông Mê Kông, ngoài ra còn có 08 khu công nghiệp với diện tích trên 2.000 ha.

Viet-Nam-GDP

Theo báo cáo của Sở Công thương, toàn tỉnh có khoảng 290 doanh nghiệp và chi nhánh được thành lập hoạt động trong lĩnh vực logistics với quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, địa phương đã kêu gọi các dư ̣án đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng có 06 dự án gồm Cảng tổng hợp và chuyên dụng Hòn La; Khu phi thuế quan - Khu kinh tế Hòn La; Dự án Khu công nghiêp̣ Hòn La II; Dự án đầu tư Khu công nghiệp̣ Cam Liên; Dự án đầu tư Cầu và đường nối Quốc lô ̣12A với đường Hồ Chí Minh; Dự án đầu tư Cầu và đường nối Quốc lô ̣12A với đường Hồ Chí Minh; Dự án xây dựng cảng thủy nội địa du lịch và hàng hóa Nhật Lệ - Thành phố Đồng Hới. Đối với lĩnh vực hậu cần logistics, tỉnh cũng tập trung kêu gọi đầu tư vào 02 dự án gồm Khu dic̣ h vụ thương mại tổng hợp ngã ba Khe Ve; Siêu thị, cửa hàng miễn thuế tại Khu Kinh tế Cửa khẩu Cha Lo, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các nhà đầu tư chủ yếu tập trung đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, điện gió, du lịch nghỉ dưỡng… mà chưa tập trung nhiều vào khai thác đầu tư phát triển dịch vụ logistics.

Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021, thời gian qua, UBND tỉnh đã đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh.

Để phục vụ cho phát triển dịch vụ logistics, trong năm, tỉnh đã nghiên cứu ban hành chính sách khuyến khích việc đầu tư vốn phát triển kết cấu hạ tầng logistics và phương tiện vận chuyển, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho các dịch vụ logistics phát triển; tiến hành rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến logistics, vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới, tái cơ cấu vận tải, kịp thời phát hiện những bất cập, chồng chéo, đề xuất kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế và tạo điều kiện thúc đẩy phát triển, hội nhập của hoạt động vận tải; tập trung đầu tư quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng, phương tiện kỹ thuật đồng bộ, tiên tiến; thực hiện tốt công tác quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng; rà soát quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải.

Mặt khác, nhằm khuyến khích thành lập các doanh nghiệp logistics, tham gia các hiệp hội doanh nghiệp logistics, địa phương cũng áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến trong quá trình sản xuất, kinh doanh, trong đó chú trọng triển khai hoạt động logistics trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ mới trong logistics; khuyến khích một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn xây dựng hình mẫu khu công nghiệp dựa trên nền tảng logistics; ưu tiên bố trí ngân sách hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật cho phát triển dịch vụ logistics; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng về văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phát triển logistics, tập trung nhấn mạnh về tầm quan trọng trong phát triển dịch vụ logistics cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh…

Mặc dù tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã từng bước phát triển ổn định nhưng hiện vẫn còn gặp không ít khó khăn, đó là: Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải, thương mại, cảng biển, cửa khẩu... còn hạn chế và chưa đồng bộ nên ảnh hưởng đến việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và sự phát triển của các dịch vụ logistics; các trung tâm logistics quy mô được quy hoạch ở từng đầu mối để kết nối các loại phương tiện vận tải trên địa bàn tỉnh chưa có; các điểm logistics chưa được đầu tư xây dựng trên các tuyến Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh, nhất là tại một số cảng biển của tỉnh. Bên cạnh đó, doanh thu từ các doanh nghiệp dịch vụ logistics chủ yếu vẫn từ dịch vụ vận tải đường bộ, do đó làm hạn chế sự phát triển hoạt động dịch vụ logistics và sự phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, làm chậm tiêu thụ sản phẩm và giao thương hàng hóa, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế ở Quảng Bình. Đặc biệt, các doanh nghiệp logistics ở Quảng Bình hiện chủ yếu vẫn là doanh nghiệp logistics thực hiện dịch vụ đơn lẻ như vận tải, phân phối bán buôn, lẻ, có quy mô vừa và nhỏ, tập trung ở thị trường nội địa và thương mại vùng biên kém phát triển. Ngoài ra, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên nguồn lực còn nhiều hạn chế, chưa có nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư đến loại hình kinh doanh dịch vụ logistics...

Để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh, thời gian tới, đặc biệt là trong năm 2020, UBND tỉnh tiếp tục tập trung chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể phát triển dịch vụ logistics; xây dựng chương trình phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, hạ tầng kinh tế phục vụ logistics; đầu tư phát triển hạ tầng hệ thống thông tin, viễn thông; khuyến khích đối tượng có liên quan sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics; cải cách, hiện đại hóa thủ tục hải quan, đảm bảo kết nối thông suốt, tạo điều kiện cho phát triển hoạt động logistics. Cùng với việc tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, chủ doanh nghiệp dịch vụ logistics, các cơ quan, đơn vị và địa phương giới thiệu quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh trong việc phát triển dịch vụ logistics, kêu gọi nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào loại hình dịch vụ logistics của tỉnh thông qua phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị xúc tiến đầu tư... Ngoài ra, nhiều hoạt động như cải cách thủ tục hành chính, đơn giản, minh bạch, cải tiến quy trình, thủ tục hải quan xuất nhập khẩu phù hợp với thông lệ của các nước trong khu vực châu Á và quốc tế... cũng sẽ được tỉnh đẩy mạnh triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời nhằm tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh.

Website UBND tỉnh

:
Reviews
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.