Thứ ba, 16/01/2018, 08:16 GMT+7
2686 lượt xem
Chia sẻ:

Doanh thu của các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tăng 05-10% so với trước thời điểm cổ phần hóa

Doanh thu của các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tăng 05-10% so với trước thời điểm cổ phần hóa

Doanh thu của các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tăng 05-10% so với trước thời điểm cổ phần hóa

Đó là thông tin tại cuộc họp của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Nhà nước tỉnh về tình hình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước năm 2017, kế hoạch triển khai năm 2018 và thẩm định Đề án Tái cơ cấu lại các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020 được tổ chức vào sáng ngày 10/01/2018. Đồng chí Nguyễn Xuân Quang, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Nhà nước tỉnh chủ trì. Tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và thành viên Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Nhà nước tỉnh.

doanh-nghiep

Từ năm 2013 đến nay, Quảng Bình thực hiện sắp xếp, đổi mới cổ phần hóa 07 doanh nghiệp Nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (trong đó cổ phần hóa 05 doanh nghiệp; sắp xếp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ 02 công ty); giữ nguyên doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ 02 doanh nghiệp. Đến nay, công tác sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đã được triển khai tích cực và đạt được những kết quả nhất định, hoàn thành theo nội dung Đề án mà Chính phủ phê duyệt đảm bảo đúng tiến độ. Đặc biệt, sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động, các doanh nghiệp đã có nhiều khởi sắc, phát triển ổn định, tạo nhiều công ăn việc làm, từng bước nâng cao thu nhập của người lao động và góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Doanh thu tăng 05-10% so với trước thời điểm cổ phần hóa, lợi nhuận tăng 05-08%, thu nhập bình quân của người lao động tăng 07-10%.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước gặp những khó khăn như: Tình hình công nợ dây dưa, tồn đọng, khó giải quyết làm ảnh hưởng đến tiến độ sắp xếp, chuyển đổi của một số doanh nghiệp, nhất là khoản nợ tồn đọng thuế, nợ ngân sách và sau khi cổ phần hóa chưa bán hết cổ phần Nhà nước còn lại. Một số doanh nghiệp trong quá trình triển khai sắp xếp, chuyển đổi hiện còn vướng mắc do tranh chấp đất đai, thiếu vốn hoạt động. Phần lớn người lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp đều có thu nhập thấp nên không có khả năng mua cổ phần. Ngoài ra, do hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thấp nên không thu hút nhà đầu tư tham gia mua cổ phần.

Phát biểu tại cuộc họp, Trưởng ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Nhà nước tỉnh yêu cầu các doanh nghiệp căn cứ kế hoạch để tiến hành thoái vốn theo đúng thời hạn được giao; tiếp tục chỉ đạo khắc phục hậu quả do cơn bão số 10 gây ra, nhất là các vườn cao su và tiến hành thống kê thiệt hại theo đúng quy định; có sự phối hợp với đơn vị tư vấn hoàn thành xác định giá khởi điểm đối với phần vốn Nhà nước, tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược để bán cổ phần đảm bảo kế hoạch đề ra. Đối với doanh nghiệp Nhà nước 100%, đồng chí yêu cầu các đơn vị tiếp tục triển khai sản xuất kinh doanh theo kế hoạch được giao; đồng thời xem xét hướng chuyển đổi sản xuất phù hợp với tình hình hiện tại theo chỉ đạo của Trung ương; đẩy mạnh phương án tinh giản biên chế của từng đơn vị. Trưởng ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Nhà nước tỉnh cũng giao trách nhiệm cho các sở, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện giám sát việc triển khai phương án cơ cấu lại của các công ty sau khi được UBND tỉnh phê duyệt; sớm hoàn thành thủ tục chuyển giao đất cho các công ty; thẩm định giá trị thiệt hại của vườn cao su bị thiệt hại do bão số 10 theo đúng quy định…

Website UBND tỉnh

Chia sẻ:
Ý kiến bạn đọc
Hotline
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.